Tưởng niệm Mahatma_Gandhi

Gandhi không được giải Nobel bao giờ mặc dù được đề cử năm lần từ 1937 đến 1948. Vài thập niên sau, Hội đồng giải Nobel công bố sự ân hận đã bỏ lỡ thời cơ và họ cũng thừa nhận là những ý kiến bị phân chia bởi tư tưởng dân tộc đã ngăn cản việc trao giải cho Gandhi. Khi Đạt-lại Lạt-ma thứ 14 nhận giải năm 1989, chủ tịch hội cũng đã nói là "đây cũng là một phần cống phẩm để tưởng niệm Gandhi". Viện bảo tàng điện tử của hiệp hội giải Nobel có một bài về mục này [23].

Tạp chí Time gọi Gandhi là người thứ hai sau Albert Einstein trong mục "Nhân vật thế kỉ" và có một bài viết với những chủ mục viết tường tận của Dalai Lama, Lech Wałęsa, Martin Luther King, Jr.Nelson Mandela với tên "Những người con của Gandhi" (Children of Gandhi), với mục đích nhận thức ảnh hưởng của Gandhi đến những người lãnh đạo tương lai.

Chính quyền Ấn Độ trao giải Hòa bình Gandhi cho những người phục vụ xã hội, những người lãnh đạo trên thế giới và lãnh đạo công dân xuất sắc. Nelson Mandela, người dẫn đầu cuộc đấu tranh chống kì thị chủng tộc và phân li quốc gia là người ngoài Ấn Độ nổi danh được trao giải này.

Năm 1996, chính phủ Ấn Độ phát hành một loạt tiền giấy có hình Gandhi bao gồm những tờ 5, 10, 20, 50, 100, 500 và 1000 rupee.

Hình tượng trong nghệ thuật

Cách trình bày cuộc đời Gandhi nổi tiếng nhất có lẽ là bộ phim Gandhi (1982), được đạo diễn bởi Richard Attenborough và diễn viên Ben Kingsley (chính ông là người nửa phần Gujarati) trong vai chính. Tuy nhiên, bộ phim sau này bị chỉ trích bởi các học giả hậu thực dân. Họ luận cứ là bộ phim miêu tả Gandhi như một người dùng một tay đưa Ấn Độ đến sự độc lập và bỏ qua những nhân vật quan trọng khác (của cả hai nhóm, tinh duệ và cấp dưới) trong cuộc kháng chiến chống thực dân. Bộ phim The Making of the Mahatma, với Shyam Benegal đạo diễn và Rajat Kapur trong vai chính là một phim nói về 21 năm hoạt động của Gandhi tại Nam Phi.

Philip Glass soạn ca kịch Satyagraha nói về sự nghiệp của Gandhi.

Có nhiều tượng Gandhi nổi tiếng tại Anh, đáng lưu ý nhất là tượng ở Tavistock Gardens, Luân Đôn, gần Đại học College London, nơi ông đã học luật.

Tại Hoa Kỳ, người ta có thể chiêm ngưỡng tượng Gandhi bên ngoài Ferry Building tại San Francisco, tại Hermann Park, Houston Garden Center ở Houston, tại Union Square Park ở Thành phố New York, tại Martin Luther King, Jr. National Historic Site ở Atlanta, bên ngoài Thảo cầm viên Honolulu ở Kapiolani Park, Hawaii, ở Village of Skokie (một vùng bên ngoài Chicago, Illinois), và gần tòa đại sừ Ấn Độ ở khu phố Dupont Circle của Washington, DC.

Thành phố Pietermaritzburg, Nam Phi, nơi Gandhi bị tống ra khỏi toa xe năm 1893, giờ đây có một bức tượng tưởng niệm hình tượng người đấu tranh giành độc lập Ấn Độ, được dựng lên 100 năm sau khi sự kiện xảy ra.

Cũng có những hình tượng Gandhi ở các thành phố khác như Moskva, Paris, Amsterdam, Barcelona, Lisbon, Canberra, San Fernando, Trinidad và Tobago. Chính phủ Ấn Độ tặng tượng Gandhi cho thành phố Winnipeg, tỉnh Manitoba, Canada, để tỏ lòng ủng hộ viện bảo tàng dân quyền tương lai được lập ở đây (Canadian Museum for Human Rights)[24].

Cũng có một bức tượng bán thân to lớn của Gandhi trước thư viện của Đại học LaurentianSudbury, Ontario[25]. Tại St. Louis, một bức tượng bán thân của Gandhi đứng trước International Institute[26].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mahatma_Gandhi //nla.gov.au/anbd.aut-an35111345 http://www.laurentian.ca http://www.mbchamber.mb.ca/news/News%2004/mccatten... http://wikilivres.ca/wiki/The_Story_of_My_Experime... http://wikilivres.ca/wiki/The_Story_of_My_Experime... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/225216 http://books.google.com/books?id=FauJL7LKXmkC&pg=P... http://books.google.com/books?id=svxDMQZ7fakC&pg=P... http://books.google.com/books?id=uiBNJWqtiVcC&pg=P... http://www.hindustantimes.com/storypage/storypage....